Bài viết dưới đây của tác giả Đình Anh sẽ phân tích rõ bóng đá học đường ở Mỹ, Nhật, Hàn lại phát triển đến thế. Việt Nam cần học tập, đúc rút kinh nghiệm để phát triển.
Các phụ huynh ở Mỹ trung bình phải trả khoảng 2000$ mỗi năm để con mình được chơi thể thao trong các ở trường học. Tại sao họ phải tốm kém như vậy trong khi các phụ huynh Việt Nam có thể nói chi hàng ngàn $ để con mình đi học thêm các môn khoa học?
Nó đơn giản là nhắm vào tỉ lệ %, số người học giỏi và thành đạt nhờ các môn khoa học cơ bản như Ngô Bảo Châu thuộc loại cực kỳ ít, số có thể học để trở thành bác sĩ, kỹ sư thì nhiều hơn nhưng cũng thuộc nhóm thiểu số trong xã hội. Chỉ có những người có năng lực lật miếng thịt trong cửa hàng bán đồ ăn nhanh là McDonald là vô hạn.
Vậy phải làm sao để con mình không phải đi lật thịt trong cửa hàng bán đồ ăn nhanh?
Cho nó chơi cái gì nó thích, trong hàng trăm môn thể thao có thể chơi ở học đường, chỉ cần nó thích và giỏi môn nào đó thì trước mắt bạn có thể đỡ được cả đống tiền học phí như chị em Trương twins đã làm cho bố mẹ.
Chưa kể nếu chơi giỏi môn thể thao hot thì còn hơn cả trúng xổ số, nó thực sự là đổi đời luôn.
Các trường học ở Mỹ cũng nắm bắt được vấn đề này nên họ đầu tư cực kỳ mạnh tay cho thể thao học đường, từ cơ sở vật chất, hlv xịn, cho đến dành học bổng cho các ngôi sao để gánh đội giành danh hiệu, qua đó thu hút thêm nhiều học sinh đăng ký vào học ở trường.
>> Cập nhật kết quả bóng đá hôm nay <<
Như trong phim "tuổi 25, tuổi 21" Ngôi trường của Ko Yu-rim có đủ 3 yếu tố này luôn, ngân sách cho clb đấu kiếm ổn định, hlv giỏi, có ngôi sao đủ để khiến nhân vật chính phải làm đủ trò để được đến đó học.
Và kết quả trong phim không hoàn toàn xa thực tế cho lắm, trong môi trường tốt, có sự cạnh tranh cao, nhân vật chính từ 1 vđv đấu kiếm trẻ bị chững lại quá lâu đã vọt lên đỉnh cao của thế giới.
Ngân sách của Việt Nam dành cho thể thao được phân bổ xuống các sở ở địa phương, các sở này lập ra các đội thể thao và tuyển vận động viên tại cơ sở hoặc các địa phương khác từ khi còn trẻ để đào tạo theo dạng tập trung.
Đây là phương pháp đào tạo theo kiểu nuôi gà chọi giống Trung Quốc. Nó có ưu điểm là tập trung được những vận động viên có năng khiếu trong thời gian dài với mức độ chuyên tâm cao. Nhưng nhược điểm là có thể bỏ sót nhiều nhân tố giống Na Hee-do trong phi "25, 21". Và việc sinh hoạt tập trung, xa gia đình nên khiến các vđv bị yếu về kiến thức xã hội và việc học văn hóa không đảm bảo. Từ khi bước chân vào con đường tập thể thao họ như đi trên con đường 1 chiều vậy, trở thành vđv chuyên nghiệp hay là chẳng là gì cả, như 1 số nhân vật phụ trong đội đấu kiếm của phim "25, 21" gặp phải khi họ không thể tiến bộ nổi trong khi không được đi học văn khóa khi kỳ thi đại học sắp đến gần.
Còn ở Mỹ thì sao? Mình vừa xem qua thử thì chính phủ Mỹ dành phần lớn ngân sách cho thể thao của họ để tổ chức các giải đấu. Nó lên tới 55,9 tỉ USD mỗi năm dành riêng cho việc tổ chức các giải đấu.
Đó có lẽ là lý do mà Ánh Viên phải sang tận Mỹ để tập luyện, không phải vì cơ sở vật chất của Việt Nam kém hơn hay Mỹ có hlv xịn hơn. Mà là vì bên đó có nhiều giải đấu để vận động viên cọ sát liên tục, qua đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu và tăng dần bản lĩnh cũng như động lực.
Trong khi ở Việt Nam tập thì nhiều nhưng giải thì ít. Hầu như mỗi năm các vận động viên chỉ có thể thi đấu vài giải trong chớp nhoáng nên cơ hội cọ sát rất ít.
>> Cập nhật lịch thi đấu bóng đá mới nhất <<
Ngoài ra ngân sách cho thể thao của Mỹ còn đến từ ngân sách giáo dục, ví dụ như bang Cororado dành 40% ngân sách bang của họ để tài trợ cho giáo dục.
Và các trường khi lãnh khoản ngân sách này cùng với nguồn tiền họ tự kiếm được cũng đấm phần lớn vào mảng thể thao của họ.
Hầu hết các trường trung bình đều chi cho thể thao nhiều hơn là các môn khoa học cơ bản.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì chơi thể thao trong học đường giúp các học sinh ở Mỹ có thể đạt được mục tiêu kép.
Việc chơi thể thao giỏi giúp họ có thể giành học bổng tại các trường đại học, qua đó nếu họ không thể hoàn thành giấc mơ thể thao thì cũng có thể trở thành người có địa vị cao trong xã hội.
Ví dụ như trường hợp của người anh em song sinh với Justin Young là Jordan Yuong, vào đại học với học bổng bóng rổ, nhưng khi ra trường không thể thi đấu bóng rổ chuyên nghiệp, nhưng với tấm bằng đại học chuyên ngành kiểm toán thì anh ta có thể kiếm rất nhiều tiền ở Mỹ với nghề đó.
Hoặc như Chris Dierker là thạc sĩ chuyên ngành công nghệ thông tin, Christian Juzzang là thạc sĩ xã hội học ở Havard, họ đều vào trường bằng bóng rổ và ra trường là con người khác.
Còn bên bóng đá thì có bạn Faith Nguyễn mình giới thiệu hôm trước, bạn đó được UCLA ký hợp đồng để bắt gôn cho họ, nhưng Faith cũng có mục tiêu khác khi học ở UCLA, đó là học để trở thành chuyên gia phẫu thuật.
Ở Việt Nam có chuyện đó không ạ? Các cầu thủ, các vận động viên ăn tập xa gia đình từ bé chỉ có 1 con đường duy nhất là thành công với thể thao hoặc là thi vào trường đại học thể dục thể thao để rồi ra làm hlv cho các đội trẻ ở các trung tâm đào tạo thể thao của các tỉnh, các clb. Và trong quá trình đó cũng có rất nhiều người bị rơi rụng vì nhiều lý do, từ nản chí cho tới chấn thương. Nhưng nói chung là để có được vinh quang thì đằng sau nó có rất nhiều đau khổ.
Hầu hết chúng ta khi còn trong giai đoạn đi học trên ghế nhà trường đều cảm thấy chán nản và vô vọng vì thời gian đi học quá dài trong khi các môn học quá tẻ nhạt và buồn chán.
Thực sự thì ở đâu cũng vậy thôi, với những cơ thể giàu năng lượng của thanh xuân thì những nhồi nhét những thứ giáo điều thật là mệt mỏi.
Ở Mỹ thì họ biết cách sử dụng nguồn năng lượng đó của giới trẻ vào thể thao một cách đúng đắn và hợp lý nên khiến họ có một nền thể thao vô cùng mạnh mặc dù hầu như không chi tiền trực tiếp để đào tạo vận động viên như ở các nước khác.
Tác giả: Đình Anh
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Bongdainfox.tv cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.